Panda Education

Thông tin chi tiết về Panda Education

Chiếm 65% thị phần xúc xích nội địa, giá thịt heo tăng khiến Vissan báo lãi quý 1 tăng hơn 19%

2019 Nam, Mot Trọng Nhung Mon An, Mot Phan Cua Hồ
CTCP Việt Nam Mạnh Nghệ Súc San (Vissan) Vua Cong Bo Ket Qua Kinh Doanh Quy Theo Độ, Đử. càng đông càng tốt


Chi phí bán hàng trong phần lớn và chi phí của công ty, chi 183,3 cho đ 25%


Nhuận Trước Thue Lợi Quý 1/2020 Trong Vissan Đạt 57,6 Ty Đông, Tang 17 Pasento, Lợi Nhuận Sáu Thue Đạt 46,5 Ty Đông, Tang 19,3 Pasento Cung Kỳ Nam Trước. EPS Quý 1 Set 313 đồng.
Tai thời điểm 31/3/2020, lượng hàng tồn kho of Vissan reduces đáng Kể against 'đầu năm, from 655 tỷ xuống 531 tỷ. Công ty hiện have 344 tỷ đồng tiền and other accounts equivalence tiền, công ty vay nợ spaces 147 . ty Dja Phan La Không Ngan Han Tong Cong ty Thương Mại Sài Gòn -TNHH MTV (Satra) La Cong ty Me Cua Vissan, Vì vậy, Hữu 67,76 Pasento, Cong ty Co Phan Đình Dương Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO - Cong ty con liên kết với Masan)


Hiện nay sản phẩm của Vissan gồm 2 mảng chính là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Visan đang sở hữu 2 trang trại và 3 nhà máy hiện đại, với mạng lưới phân phối tại 130.000 điểm bán hàng khắp Việt Nam. Năng lực giết mổ 2.400 con heo/ngày và 300 con bò Úc/ngày. Năm 2019, công ty cung cấp ra thị trường hơn 24.300 tấn thịt heo và 1.645 tấn thịt bò.


Với thực phẩm chế biến, công ty đang cung cấp cho thị trường toàn quốc 28.000 tấn/năm. Vissan cho biết công ty này đang chiếm 70% thị phần lạp xường, 20% thị phần đồ hộp và 65% thị phần xúc xích tại Việt Nam.

Nielsen: Vì Covid-19, 82% người Việt đã giảm ăn uống ở ngoài

Xu hướng this to create and will be one cơ hội đầy tiềm năng cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng and other công ty giao thực phẩm, ensure that the work their responses been sự hài lòng về nhu cầu ngày as Augmented Hàng một


Theo khảo sát mới nhất từ Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của Covid19 đến hành vi của người tiêu dùng thì hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu trong khi đó 52% người được hỏi nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà. Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài.


Nielsen vừa thực hiện khảo sát với người tiêu dùng châu Á để thấu hiểu hành vi của họ khi mua sắm ngành hàng FMCG và kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng có một sự thay đổi đáng kể từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.


Theo đó, tại 11 thị trường châu Á, đa số người tiêu dùng đều sẽ tái ưu tiên việc ăn tại nhà. Xu hướng này dẫn đầu bởi Trung Quốc đại lục với 86% số người tiêu dùng nói rằng họ sẽ ăn tại nhà thường xuyên hơn trước khi đại dịch bùng nổ. Việt Nam cũng nằm trong top 3 các quốc gia theo xu hướng tương tự với 62% người tiêu dùng nói rằng họ cũng sẽ chọn ăn tại nhà, chỉ xếp sau Hồng Kông (77% người tiêu dùng).


Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi của người tiêu dùng được thực hiện từ ngày 9 đến 152/3/2020 thì hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu trong khi đó 52% người được hỏi nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà.


Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài (tăng 57% so với mức giảm 25% khi được đo lường trong tháng 2). Với việc gia tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà do nhiều người phải ở nhà lâu hơn, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như mì ăn liền, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, thực phẩm bổ sung, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm thiết yếu, rau quả tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa, và thực phẩm đông lạnh.


Bà Louise Hawley, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam, nhận định sự chuyển biến về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài cho đến hậu đại dịch. Ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.


Theo bà Louise, xu hướng này tạo nên một cơ hội đầy tiềm năng cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng và các công ty giao thực phẩm để suy nghĩ lại về các dịch vụ sức khỏe, đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng được sự hài lòng về nhu cầu ngày càng tăng đối với sức khỏe và sự thuận tiện - nhưng vẫn có chất lượng cao và đạt chuẩn vệ sinh cho những khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm này.


Đối với những nhà bán lẻ, khai thác sâu các kênh trực tuyến, suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (offline-to-online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh sẽ là cách mà người tiêu dùng mua sắm trong tương lai.


Trong vài năm gần đây, kênh cửa hàng tiện lợi chứng kiến sự tăng trưởng nhiều nhất, tuy nhiên thách thức đối với nhà bán lẻ tiện lợi là trong khi khách hàng thì đang trong xu hướng ở nhà nhiều hơn, nhiều cửa hàng tiện lợi không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm để dự trữ hoặc nấu ăn tại nhà. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các cửa hàng tiện lợi mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu, chứ không dừng lại ở sản phẩm "ăn uống tại hàng" hoặc "mua mang đi" như trước đây.


Nghiên cứu này của Nielsen vào tháng 3/2020 được thực hiện từ 6/3 đến 17/3, gồm Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Hồng Kông.

Trường hợp cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Trình tự thực hiện:


* Đối với tổ chức:


– Trực tiếp nộp 02 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội).


– Lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC.


* Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường.


– Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện (01) lần.


– Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ cho đơn vị.


– Trả Phiếu nhận và hẹn trả kết quả TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho tổ chức, đơn vị đề nghị.


2. Cách thức thực hiện:


Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường, số 18 Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội.


3. Thành phần, số lượng hồ sơ:


– Đơn đề nghị cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (theo Mẫu số 03).


– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác, quyết định bổ nhiệm của kỹ thuật trưởng.


– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc bản đồ được bổ sung so với thời điểm được cấp phép.


– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về văn phòng làm việc, sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc bản đồ được bổ sung so với thời điểm được cấp giấy phép gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.


– Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp (Bản sao).


4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ có trụ sở đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:


– Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, thẩm định hồ sơ theo phân cấp.


– Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan cấp Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ theo quy định.


7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:


– Kết quả thực hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Biên bản thẩm định hồ sơ cấp bổ sung Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ (theo mẫu số 02),Văn bản gửi Cục Đo đạc Bản đồ Việt Nam đề nghị cấp bổ sung Giấy phép cho đơn vị.


– Kết quả thực hiện tại Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam: Giấy phép hoạt động đo đạc và Bản đồ cho tổ chức, đơn vị theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.


8. Lệ phí: không


9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai(đính kèm ngay sau thủ tục này):


– Đơn đề nghị cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (Mẫu số 3);


– Bản khai quá trình công tác của kỹ thuật trưởng (Mẫu số 2).


10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính của các tổ chức, đơn vị:


– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ (đối với tổ chức hoạt động kinh doanh); có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ (đối với đơn vị sự nghiệp).


– Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:


+ Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ ba (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác.


+ Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc bản đồ.


– Có thiết bị công nghệ về đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.


– Có Giấy phép hoạt động đo đạc và Bản đồ đã được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cấp.


11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:


– Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ.